Đã bao lâu rồi bạn chưa được đi chợ rằm tháng ba?

Hằng năm cứ vào ngày rằm tháng 3 âm lịch, Người dân ở miền núi rẻo cao huyện Minh Hóa – Quảng Bình lại vào hội rằm tháng 3. Từ xa xưa người dân Minh Hóa đã dặn lòng với nhau rằng “Thà ốm mà nằm, ai mà bỏ chợ rằm tháng 3..”. Ai đã từng đến dự lễ hội rằm tháng ba ở Minh Hóa, dẫu chỉ có một lần thôi cũng sẽ không bao giờ quên được những ấn tượng đặc biệt của ngày rằm. Lễ hội được chia làm 2 phần gồm phần lễ và phần hội. Cũng như mọi năm, năm nay phần lễ được thực hiện vào buổi sáng của ngày rằm, các đoàn đại diện cho các làng, xã cùng nhau đến Thác Bụt ở Dốc Cáng, xã Yên Hóa. Tại đây sẽ dâng hương cũng Bụt. Nơi đây chính là nguồn gốc xuất hiện lễ hội rằm tháng 3.

Phần hội bao gồm các hoạt động thể thao như giải bóng chuyền truyền thống, kéo co, đẩy gậy, cờ người. Và phần hoạt động văn hóa bao gồm làng vui chơi, làng ca hát. Đêm diễn văn nghệ tổng hợp

Ngày này, người dân khắp nơi đổ về mua sắm vui chơi. Phiên chợ rằm bày bán các mặt hàng nông sản, hàng hóa của các dân tộc anh em trên địa bàn Huyện Minh Hóa và nhiều món ăn truyền thống đặc trưng của người dân Minh Hóa như ốc suối luộc, bồi ngô, bún chua xào, bún chua nấu canh, ốc suối xào sả ớt, …

Trời mưa dác chẵn queng hồi
Eng khôông lễ cấy, ai tâm pồi cho eng ăn 
(Dịch: Trời mưa nước chảy quanh hồi
Anh không lấy vợ ai đâm bồi cho anh ăn).

   Chợ rằm tháng 3 còn là nơi gặp gỡ, hẹn hò của các chàng trai, cô gái vùng cao này. Đêm trước diễn ra phiên chợ, thanh niên khắp nơi đỗ về Quy Đạt mong muốn tìm được duyên mới tại phiên chợ. Qua phiên chợ này, nhiều đôi trai tài gái sắc nên duyên vợ chồng vì vậy nhiều người gọi chợ rằm tháng ba ở Quy Đạt là chợ tình

   Trải qua thời gian, chợ rằm tháng ba ở Minh Hóa đã có sự thay đổi ít nhiều những vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống được người dân gìn giữ từ bao đời nay. Đã bao lâu rồi bạn chưa được đi chợ rằm tháng ba? chứ tôi cũng gần 10 năm chưa được đi chợ tình rồi

Tags:

Để lại lời nhắn